Danh Mục

Máy Nén Điều Hòa Là Gì ?

Máy nén điều hòa hay còn gọi là lốc điều hòa, có lẽ tên gọi lốc điều hòa mọi người dễ hình dung hơn tên gọi chuẩn, được coi như trái tim của hệ thống làm lạnh điều hòa. Người sử dụng cũng cần tìm hiểu về bộ phận này, còn với thợ kỹ thuật sửa điều hòa thì quá quen thuộc, tuy nhiên nội dung bài viết này trình bày chủ yếu cho người sử dụng hiểu là chính. Có nhiều vấn đề của điều hòa liên quan tới máy nén, do vậy Nhất Long sẽ phân tích kỹ càng để chúng ta hiểu cặn kẽ hơn.

 

Máy Nén Điều Hòa Là Gì?

Máy nén là thiết bị trung gian giữa dàn hơi và dàn lạnh, đây là bộ phận chuyển đổi chất làm mát áp suất thấp từ dàn hơi thành khí lạnh áp suất cao, nóng khi di chuyển vào dàn lạnh. Được coi như trái tim của hệ thống làm lạnh điều hòa, đảm bảo quá trình làm lạnh của cả hệ thống. 

Tuy khá xa lạ với nhiều người, nhưng rất quen thuộc đối với những người thợ điện lạnh. Vì vậy, để tìm hiểu kỹ hơn về tầm quan trọng của bộ phận này hãy cùng đến với những thông tin bên dưới.

Cấu tạo của máy nén điều hòa

Cấu tạo máy nén điều hòa

Trong nội dung này chúng ta cũng chỉ cần tìm hiểu tổng quát về cấu tạo của máy nén điều hòa để hiểu thêm về bộ phận này, còn thực tế khi máy nén bị hỏng sẽ thay mới hoàn toàn mà không thể sửa do phần vỏ của máy nén là hàn kín, không tháo rời.

Máy nén dạng cuộn có một số bộ phận chính là động cơ điện, bộ phận nén xoắn ốc, vỏ máy nén và một số bộ phận khác, có thể tìm hiểu kỹ thêm trong nội dung về máy nén dạng cuộn. Đây là lốc nén cho hiệu quả nén cao, tiếng ồn nhỏ (40-60db), độ mòn ít, không nóng, dễ bảo dưỡng và tiết kiệm điện.

Chức năng của máy nén điều hòa

Chức năng của máy nén điều hòa là điều đầu tiên chúng ta phải tìm hiểu, trong nhiều nội dung trước tác giả đã trình bày rõ ràng để người sử dụng hiểu tác dụng của bộ phận này. Nói sơ qua một chút cho bạn nào chưa rõ, máy nén điều hòa chính là bộ phận tạo ra sự luân chuyển liên tục của môi chất lạnh trong hệ thống đường ống dẫn từ dàn lạnh tới dàn nóng và ngược lại. 

Máy nén có các tác dụng sau:

 – Hút liên tục môi chất trong dàn lạnh để nén đến áp suất cao chuyển thành dạng lỏng ở dàn nóng, quá trình biến đổi từ dạng khí sang dạng lỏng sẽ sinh nhiệt nên môi chất lỏng có nhiệt độ rất cao, lên tới gần 100oC. Chính vì vậy khi các bạn đứng trước cục nóng của điều hòa đang chạy liên tục sẽ thấy gió ra từ dàn nóng rất nóng và khô. 

Công dụng cúa máy nén điều hòa

 – Tác dụng thứ 2 của máy nén đó là tạo ra sự luân chuyển liên tục của môi chất trong đường ống để quá trình thu nhiệt tại dàn lạnh và xả nhiệt tại dàn nóng được thực hiện liên tục khi chưa đạt nhiệt độ yêu cầu trong phòng.

Nội dung bài viết này khá dài nên tác giả muốn trình bày nguyên lý nén xả của môi chất lạnh trong một nội dung khác, hay chính là giải thích vấn đề tại sao phải nén gas từ dạng khí sang dạng lỏng.

Các loại máy nén được sử dụng hiện nay

Lốc điều hòa sử dụng trên thực tế có nhiều loại, tuy nhiên ở thị trường Việt Nam với các hãng máy, đời máy, công suất máy khác nhau thì sử dụng chủ yếu một số loại máy nén như máy nén dạng piston, máy nén dạng swing, máy nén khí dạng cuộn (xoắn ốc). Trong đó máy nén dạng piston và dạng xoắn ốc là sử dụng phổ biến nhất. Với các loại điều hòa thế hệ mới cho hiệu quả làm lạnh cao hơn, sử dụng chủ yếu là máy nén dạng xoắn ốc, do vậy trong nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu về máy nén dạng xoắn ốc.

Các trục trặc thường gặp của máy nén điều hòa

Lốc điều hòa là trái tim của hệ thống lạnh, do vậy khi lốc không hoạt động hay hoạt động không phù hợp sẽ làm cho quá trình làm lạnh không hiệu quả, làm lạnh kém, tốn điện. Do vậy khi người sử dụng cảm thấy điều hòa không lạnh hiệu quả như trước, cần phải kiểm tra sớm để tìm ra nguyên nhân xử lý. Chỉ cần một nguyên nhân nào đó làm cho điều hòa kém lạnh hơn sẽ dẫn tới thời gian làm lạnh lâu và đương nhiên lốc điều hòa phải làm việc nhiều thời gian hơn để cố gắng đạt nhiệt độ, do vậy tuổi thọ lốc giảm, nhiệt độ lốc tăng cao, độ mòn cơ cấu nén tăng. 

Máy nén điều hòa dạng cuộn thường ít khi bị hỏng bởi bản thân nó mà chủ yếu bị hỏng do các bộ phận khác gây ra, như trên đã nói rằng khi thời gian phải làm lạnh tăng lên thì lốc phải làm việc nhiều hơn, nhanh hỏng hơn. Nhất là trường hợp dàn lạnh và dàn nóng bị bám bụi nhiều dẫn tới khả năng trao đổi nhiệt chậm, kém hiệu quả, do vậy việc vệ sinh điều hòa định kỳ là rất quan trọng, đảm bảo môi trường làm việc thuận lợi nhất cho các bộ phận hoạt động.

 

Nguyên nhân dẫn đến hư hỏng điều hòa

Điều hòa quá bẩn: Chắc chắn nhiều độc giả chưa hiểu vì sao điều hòa quá bẩn lại liên quan tới tình trạng máy nén không chạy, nói đơn giản như này, khi điều hòa quá bẩn sẽ làm cho khả năng trao đổi nhiệt của môi chất lạnh và không khí kém hơn rất nhiều dẫn tới máy nén phải làm việc liên tục. Chính điều đó làm cho máy nén nóng quá mức sẽ kích hoạt Tecmit để ngắt mạch điện, bảo vệ máy nén không bị hỏng, đồng thời tuổi thọ máy nén giảm do phải làm việc liên tục, vượt quá khả năng cho phép, nhanh hỏng.

Nguyên nhân máy nén điều hòa bị hỏng

Vị trí lắp cục nóng: Yếu tố này cũng ảnh hưởng khá nhiều tới khả năng làm lạnh của điều hòa bởi cục nóng khó tản nhiệt sẽ làm cho điều hòa kém lạnh. Cục nóng không tản được nhiệt do vị trí đặt cục nóng quá nóng, chính điều này làm cho máy nén bị ngắt liên tục, không thể chạy.

Phòng không kín và cách nhiệt kém: Rất nhiều người sử dụng hiện nay không chú ý tới vấn đề này, dẫn tới điều hòa phải làm việc hết công suất trong thời gian dài, làm cho máy nén điều hòa không chạy do quá tải quá nóng. Trường hợp này máy nén hoạt động chập chờn, để nguội cục nóng lại hoạt động bình thường. 

Sử dụng điều hòa không đủ công suất: Điều hòa làm mát cũng cần hoạt động ở mức vừa phải, nếu liên tục hoạt động hết công suất trong thời gian dài sẽ làm cho các thiết bị nhanh hỏng, máy nén hoạt động chập chờn và nhanh hỏng.

Tụ điện máy nén: Đây chính là nguyên nhân phổ biến dẫn tới máy nén điều hòa không chạy. Tụ điện điều hòa có tác dụng hỗ trợ motor máy nén hoạt động, do vậy khi tụ điện bị hỏng hay bị yếu sẽ làm lốc không thể hoạt động. Liên hệ thợ chuyên nghiệp để kiểm tra, thay thế.

Motor máy nén: Bộ phận này chính là một motor điện được lắp bên trong lốc điều hòa để chạy bộ phận nén, motor máy nén sau thời gian sử dụng liên tục có thể gặp trục trặc ở các bộ phận như ổ bi, cuộn dây điện từ, kẹt trục, bơm dầu vv. Trong trường hợp điều hòa làm lạnh kém sẽ dẫn tới máy nén làm việc liên tục trong thời gian dài, nhiệt tăng cao, tecmit tự ngắt mạch điện, nếu tecmit hỏng sẽ làm cho máy nén hỏng theo.